Dòng điên trong các môi trường đặc biệt Dòng_điện

Dòng điện trong kim loại

Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện trường.

Chuyển động nhiệt của mạng tinh thể cản trở chuyển động của các electron tự do làm cho điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ. Ở nhiệt độ 0K ( − 273 ∘ C {\displaystyle -273^{\circ }C} ), điện trở của kim loại rất nhỏ.

Ở một số kim loại siêu dẫn, khi nhiệt độ thấp hơn 1 nhiệt độ tới hạn của nó, điện trở suất đột ngột giảm xuống bằng 0.

Dòng điện trong chất điện phân

Dòng điện trong các chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion trong điện trường.

Chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại do:

  • Mật độ các ion trong chất điện phân thường nhỏ hơn mật độ các election tự do trong kim loại.
  • Khối lượng và kích thước của các ion lớn hơn khối lượng và kích thước của các electron khiến tốc độ của các ion cũng nhỏ hơn.
  • Môi trường dung dịch hỗn loạn gây cản trở mạnh chuyển động của các ion

Dòng điện trong chất khí

Chất khí thường là chất cách điện do không có các phần tử mang điện tích. Muốn cho các chất khí dẫn điện, cần có các tác nhân ion hóa để tạo ra các hạt mang điện.

Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện trong điện trường.

Trong các hạt mang điện, các ion dương chuyển động cùng chiều với điện trường, các ion âm và các electron chuyển động ngược chiều điện trường.

Dòng điện trong chân không

Chân không là môi trường đã được lấy đi tất cả các phân tử khí. Nó không chứa hạt tải điện nên không dẫn điện. Muốn tạo ra dòng điện chạy giữa 2 điện cực, ta phải đưa các electron vào trong đó.

Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các electron được đưa vào khoảng chân không đó.

Dòng điện trong chất bán dẫn

Dòng điện trong các chất bán dẫn là dòng chuyển động có hướng của các election và các lỗ trống trong điện trường.

Các lỗ trống chuyển động cùng chiều với điện trường, các electron chuyển động ngược chiều với điện trường.